Hướng dẫn cách tính thuế TNCN cho người thử việc

Theo quy định của Luật mới thì người thử việc vẫn phải tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Tuy nhiên việc tính thuế thu nhập cá nhân cho người thử việc và nhân viên chính thức có sự khác nhau hay không? Nếu bạn chưa hiểu làm sao để tính được thuế này thì hãy tham khảo cách tính thuế TNCN cho người thử việc trong nội dung dưới đây.

Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của công dân
Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của công dân

1.     Quy định về thuế TNCN trong thời gian thử việc

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công hay các khoản có tính chất là tiền lương, tiền công thì đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Do đó, người lao động làm thời vụ, trong thời gian thử việc dưới 3 tháng thì đều là đối tượng chịu thuế. Thuế TNCN sẽ được tính trên từng lần trả lương.

Sau khi ký hợp đồng lao động thử việc thì việc tính thế sẽ có 02 trường hợp như sau:

  • Nếu tổng thu nhập của người lao động dưới 2 triệu/lần hoặc tháng thì sẽ không thực hiện khấu trừ thuế TNCN.
  • Nếu tổng thu nhập trên 2 triệu/lần hoặc tháng thì sẽ khấu trừ 10% thuế TNCN.

2.     Hướng dẫn cụ thể cách tính thuế TNCN cho người thử việc

Cách tính thuế TNCN cho người thử việc được thực hiện như sau:

Công thức tính thuế TNCN: Thuế TNCN thử việc = Tiền lương * 10%

  • Trong đó: Tiền lương sẽ từ 2 triệu/lần hoặc tháng chi trả.

Ví dụ:

Ngày 01/3/2023, Công ty quảng cáo A thực hiện ký hợp đồng thử việc 02 tháng đối với nhân viên Nguyễn Văn B với mức lương thử việc là 6 triệu đồng/tháng đã bao gồm phụ cấp. Như vậy mức thuế TNCN mà doanh nghiệp cần khấu trừ sẽ được tính mỗi tháng như sau:

  • Thuế TNCN thử việc = 6.000.000 * 10% = 600.000 (đồng).
  • Mức lương thật chi trả cho nhân viên = 6.000.000 – 600.000 = 5.400.000 (đồng).
  • Mức thuế TNCN sẽ được công ty kê khai trên tờ khai thuế TNCN và nộp vào ngân sách nhà nước.

3.     Trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc thuộc về ai?

Nộp thuế TNCN là trách nhiệm của mỗi công dân lao động tại Việt Nam. Mức thuế này sẽ do công ty sử dụng lao động thực hiện khấu trừ trước khi chi trả cho người lao động. Tỷ lệ nộp thuế TNCN là 10% trên tổng thu nhập mỗi lần chi trả.

Ngoài ra, trong trường hợp người lao động có tổng mức thu nhập chịu thuế trong năm không vượt quá 108.000.000 đồng thì sẽ thực hiện làm bản cam kết 08/CK-TNCN. Bản cam kết này sẽ là căn cứ tạm thời để không thực hiện khấu trừ thuế TNCN trong thời gian lao động của người lao động.

Trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN thuộc về công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động
Trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN thuộc về công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động

4.     Quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc

Quyết toán thuế là việc mà cá nhân hoặc doanh nghiệp phải xác định lại chi phí thuế phải đóng. Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc cũng sẽ được thực hiện tương tự như việc quyết toán thuế cho nhân viên chính thức.

Hàng năm, công ty sẽ thực hiện tổng hợp danh sách và mức thu nhập của tất cả nhân viên (bao gồm nhân viên thử việc không ký hợp đồng chính thức) sau đó quyết toán thuế với cơ quan nhà nước. Nếu tiền nộp thuế vượt quá hạn mức thì sẽ được hoàn lại và ngược lại, nếu tiền nộp thuế thiếu thì người lao động phải nộp thêm để đảm bảo đủ thuế TNCN.

5.     Thử việc có tính thuế TNCN không?

Thử việc cũng là một hình thức lao động nhận tiền lương, tiền công do đó theo quy định bắt buộc phải tính thuế TNCN. Tuy nhiên tùy theo tổng mức thu nhập mỗi lần chi trả hoặc mỗi tháng mà công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo đúng quy định.

Trong trường hợp người lao động chưa muốn thực hiện khấu trừ thuế thì tiến hành làm biểu mẫu 08/CK-TNCN để thực hiện miễn khấu trừ. Việc thực hiện cam kết phải đảm bảo đúng thông tin để tránh việc xử phạt vi phạm nếu bị cơ quan thuế phát hiện gian lận.

Lao động thử việc vẫn bắt buộc nộp thuế TNCN
Lao động thử việc vẫn bắt buộc nộp thuế TNCN

6.     Thuế thu nhập cá nhân không ký hợp đồng có cần tính không?

Hợp đồng lao động là văn bản quy phạm pháp luật thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong hợp đồng lao động sẽ bao gồm nhiều khoản, mục, điều khoản, trong đó quan trọng gồm tiền lương, phụ cấp, ngày giờ làm việc, nghĩa vụ, trách nhiệm,… Hợp đồng lao động là văn bản quan trọng và là cơ sở để giải quyết mâu thuẫn lao động nếu có xảy ra trong quá trình thực hiện.

Hầu như tất cả các lĩnh vực, ngành nghề đều sử dụng hợp đồng lao động. Tuy nhiên những loại hình lao động ngắn hạn, thời vụ, thử việc,… đôi khi không có hợp đồng lao động. Trong những trường hợp như vậy thì việc tính thuế TNCN là điều mà người lao động rất quan tâm.

Thuế TNCN theo quy định là sẽ tính trên tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động tại công ty. Theo đó, dù cho người lao động có ký hợp đồng lao động hay không ký hợp đồng lao động thì mức thuế này vẫn sẽ được áp dụng. Công ty bắt buộc phải áp dụng tính thuế cho người lao động làm việc và trả lương theo quy định.

Cách tính thuế TNCN cho người thử việc được áp dụng theo quy định của pháp luật .Do đó công ty và người lao động bắt buộc phải tuân theo. Hi vọng thông tin hữu ích mà Vin HR cung cấp ở trên sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về thuế TNCN cũng như cách tính thuế đúng theo quy định.

3702864221

Quý công ty để lại thông tin liên hệ bên cạnh, Vin HR sẽ có chuyên viên liên hệ lại tư vấn cho quý khách hàng. thông tin sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Hoặc quý khách có thể liên hệ vào số hotline: 093.494.7979  - 0909.965.977

Email: tuvandichvu@vinhrgroup.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    zalo-icon
    0909965977