Thuê lại lao động: Ngành nghề được phép & trường hợp CẤM

Thuê lại lao động hiện đang là một hoạt động phổ biến đối với các doanh nghiệp khi gặp phải trường hợp thiếu hụt lao động. Vậy hoạt động này là gì? Cần lưu ý điều gì khi thực hiện hoạt động này? Cùng Vin HR tìm hiểu ngay về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Mục đích của thuê lại lao động

Bạn có thể hiểu đơn giản khái niệm này nghĩa là việc một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lại nhân lực sẽ ký kết hợp đồng với người lao động nhưng không trực tiếp sử dụng lao động mà cho bên thứ 3 thuê lại những người lao động này.

Hoạt động này là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp phải có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới được thực hiện và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

thue-lai-lao-dong-h1
Đây là hoạt động phổ biến đối với các doanh nghiệp đang bị thiếu hụt lao động

Mục đích của hoạt động này có thể kể đến như sau:

  • Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
  • Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
  • Giải quyết vấn đề việc làm, hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp cho nhiều người lao động.
  • Có nhu cầu sử dụng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Các ngành nghề được phép được cho thuê lại nhân lực

Căn cứ theo quy định của pháp luật, hoạt động này này là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và áp dụng đối với một số công việc nhất định sau đây:

  • Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký.
  • Thư ký/Trợ lý hành chính.
  • Nhân viên lễ tân.
  • Hướng dẫn du lịch.
  • Người hỗ trợ bán hàng.
  • Người hỗ trợ dự án.
  • Nhân viên lập trình hệ thống máy sản xuất.
  • Nhân viên sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông.
  • Nhân viên vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất.
  • Nhân viên dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy.
  • Nhân viên biên tập tài liệu.
  • Vệ sĩ/ Nhân viên bảo vệ.
  • Nhân viên tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
  • Người xử lý các vấn đề tài chính, thuế.
  • Nhân viên sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô.
  • Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất.
  • Nhân viên lái xe.
  • Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển.
  • Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí.
  • Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.

Các trường hợp bị cấm và không được cho thuê lại lao động

Trong quá trình thực hiện hoạt động thuê lại nhân lực, các doanh nghiệp, cá nhân và các bên liên quan nên tìm hiểu kỹ và lưu ý các trường hợp bị cấm và không được thực hiện  hoạt động này sau đây:

Các trường hợp bị cấm

Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:

  • Trả tiền lương và các chi phí khác cho người lao động thấp hơn mức thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ.
  • Cho các doanh nghiệp khác mượn Giấy phép cho thuê lại lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
  • Thu phí đối với người lao động thuê lại hoặc thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động.
  • Cho thuê lại nhân lực với những công việc không nằm trong mục cho phép hoặc thực hiện việc cho thuê lại nhân lực vượt quá thời hạn cho ttheo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện hoạt động cho thuê lại nhân lực giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ – Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.

Đối với bên sử dụng dịch vụ:

  • Thu phí đối với người lao động thuê lại.
  • Cho bên khác sử dụng người lao động thuê lại.
  • Sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được cho phép hoặc sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật.
thue-lai-lao-dong-h2
Các hành vi bị cấm đối với hoạt động thuê lại nhân lực

Các trường hợp không được thực hiện dịch vụ này

Theo quy định của pháp luật, các trường hợp không được phép thục hiện dịch vụ này bao gồm:

  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc bên sử dụng dịch vụ đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại nhân lực để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên sử dụng dịch vụ này.
  • Không có sự đồng ý của người lao động thuê lại.
  • Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.

Thuê lại lao động là một hoạt động phổ biến hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, để thực hiện đúng quy định của pháp luật, bạn hãy lưu ý một số điều trên mà Vin HR đã chia sẻ nhé!

3702864221

Quý công ty để lại thông tin liên hệ bên cạnh, Vin HR sẽ có chuyên viên liên hệ lại tư vấn cho quý khách hàng. thông tin sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Hoặc quý khách có thể liên hệ vào số hotline: 093.494.7979  - 0909.965.977

Email: tuvandichvu@vinhrgroup.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    zalo-icon
    0909965977