Bộ Luật lao động 2019 đã được Quốc hội ban hành ngày 20/11/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Bộ Luật này ra đời để thay thế cho Bộ Luật lao động 2012. Vậy Bộ Luật mới này có những điểm gì khác biệt so với Bộ Luật cũ. Cùng tìm hiểu trong nội dung so sánh Bộ Luật lao động 2012 và 2019 dưới đây của Vin HR nhé.
1. Tại sao phải ban hành Bộ luật Lao động 2019?
Bộ Luật Lao động 2019 ra đời được xem như sự tất yếu phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Bộ Luật lao động 2012 cũ trải qua nhiều năm áp dụng đã bộc lộ nhiều điểm vướng mắc, bất cập và cần thiết phải sửa đổi để hoàn thiện hơn. Bộ Luật mới này được ban hành còn để thể chế hóa quy định của Hiến pháp nước ta đồng thời đảm bảo được tính hệ thống của pháp luật đang sử dụng như:
- Bộ Luật mới quy định các quy chế mới về quyền con người trong hoạt động lao động.
- Phù hợp với các đạo luật mới được Quốc hội ban hành trước đó có liên quan đến vấn đề lao động.
Bên cạnh đó, việc ban hành Bộ Luật mới còn do ảnh hưởng bởi sự phát triển của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, đặc biệt là các vấn đề thương mại tự do và lao động. Kể từ năm 2016 các Bộ Luật, Luật mới đã được sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động 2012, tuy nhiên việc sửa đổi bởi nhiều Luật khác nhau gây khó khăn cho người sử dụng. Do đó mà Bộ Luật mới được ban hành để tổng hợp lại đồng thời cũng đảm bảo các quy định, cam kết về lao động theo các Hiệp định mà Việt Nam đã và sẽ tham dự.
2. Một vài khác biệt khi so sánh Bộ luật Lao động 2012 và 2019
Khi so sánh Bộ Luật lao động 2012 và 2019 bạn sẽ thấy có khá nhiều điểm mới, khác biệt được thể hiện. Dưới đây là một vài tổng hợp điểm khác biệt mà Vin HR liệt kê để bạn dễ tham khảo:
Điểm khác biệt | Bộ Luật lao động 2012 | Bộ Luật lao động 2019 |
Đối tượng lao động | Quy định tiêu chuẩn lao động, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. | Mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng với một số tiêu chuẩn khác như phân biệt đối xử trong lao động; Quấy rối tình dục tại nơi làm việc. |
Hợp đồng lao động | – Được giao kết bằng văn bản. – Đối với các trường hợp lao động dưới 03 tháng thì phải có sự giao kết bằng lời nói. | – Chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói cho hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng. – Được sử dụng phương tiện điện tử để giao dịch, giao kết hợp đồng. |
Chấm dứt hợp đồng lao động | – Người lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp nhất định và phải thông báo trước cho người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động cũng chỉ được chấm dứt hợp đồng trong một vài trường hợp nhất định và phải có sự thông báo trước với người lao động. | – Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải đưa lý do nhưng vẫn phải thực hiện báo trước ít nhất 30 – 45 ngày tùy loại hợp đồng. – Người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước với người lao động nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc. |
Giờ làm thêm | Giờ làm thêm không quá 30 giờ/tháng | Giờ làm thêm tăng lên 40 giờ/tháng. |
Ngày nghỉ lễ Quốc Khánh | Tổng ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương là 10 ngày. Ngày nghỉ Quốc khánh là 01 ngày (02/9 dương lịch) hàng năm. | Tổng ngày nghỉ lễ trong năm là 11 ngày, trong đó Quốc khánh được tăng thêm 01 ngày nghỉ. Có thể là ngày 01/9 hoặc 03/9 tùy năm. |
Độ tuổi nghỉ hưu | Độ tuổi nghỉ hưu của nam là từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi. | Độ tuổi nghỉ hưu tăng lên: Nam từ đủ 62 tuổi, nữ tử đủ 60 tuổi. Mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ. |
Ngoài các điểm khác biệt ở trên thì trong Bộ Luật lao động 2019 còn có nhiều điểm mới, tiến bộ như:
- Được ủy quyền cho người khác nhận lương.
- Cấm ép người lao động mua sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Thưởng không nhất thiết phải chi bằng tiền mà có thể sử dụng tài sản hoặc các hình thức khác căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp được chủ động xây dựng thang lương, bảng lương nhưng phải có sự thỏa thuận với người lao động.
- Trả chậm lương phải có tiền đền bù cho người lao động.
- Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí giữ trẻ.
- Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi cũng có thể làm ca đêm,…
Hi vọng các thông tin so sánh Bộ Luật lao động 2012 và 2019 trên đây của Vin HR đã giúp bạn hiểu được những thông tin cơ bản. Bạn nên tìm hiểu thêm để nắm rõ các quy định của Bộ Luật lao động 2019 từ đó áp dụng đúng quy định vào doanh nghiệp.
3702864221
Quý công ty để lại thông tin liên hệ bên cạnh, Vin HR sẽ có chuyên viên liên hệ lại tư vấn cho quý khách hàng. thông tin sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Hoặc quý khách có thể liên hệ vào số hotline: 093.494.7979 - 0909.965.977
Email: tuvandichvu@vinhrgroup.com
Bài viết liên quan: