Đối thoại nơi làm việc #5 quy định cần biết

Đối thoại nơi làm việc là việc làm có ý nghĩa và và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để người lao động có thể gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng đến lãnh đạo cấp trên. Đối thoại nơi làm việc còn giúp cải thiện mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Vậy đối thoại tại nơi làm việc là gì và có những quy định nào liên quan? Tìm hiểu ngay nhé.

Đối thoại nơi làm việc 1
Đối thoại nơi làm việc mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Đối thoại nơi làm việc là gì?

Theo Điều 63 của Bộ luật Lao động 2019, đối thoại tại nơi làm việc được định nghĩa cụ thể như sau:

“Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”

Như vậy, đối thoại nơi làm việc là hoạt động chia sẻ thông tin, trao đổi, thảo luận ý kiến giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thông thường hiện nay đối thoại nơi làm việc là cuộc gặp gỡ, thảo luận, trao đổi giữa tổ chức Công đoàn (tổ chức đại diện người lao động) và chủ doanh nghiệp.

Nội dung đối thoại nơi làm việc bao gồm những gì?

Nội dung đối thoại nơi làm việc rất đa dạng tùy theo nhu cầu, mong muốn của người lao động cũng như chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối thoại bắt buộc phải có các nội dung được quy định tại Điều 64 của Bộ Luật Lao động 2019.

Trong đó bao gồm:

  • Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Nghĩa vụ của người lao động trong điều kiện thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
  • Phương án sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
  • Quy định về lương, thưởng.
  • Quy định về nội quy lao động.
  • Quy định về đình chỉ, kỷ luật lao động.

Bên cạnh đó, một số nội dung cũng được khuyến khích đối thoại bao gồm:

  • Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Các nội dung liên quan đến người lao động: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể,…
  • Điều kiện làm việc.
  • Các ý kiến, mong muốn, yêu cầu giữa người lao động và người sử dụng lao động,…
Đối thoại nơi làm việc 2
Nội dung đối thoại đa dạng với nhiều thông tin

Các quy định về đối thoại nơi làm việc

–      Quy định về thời gian

Thời gian tổ chức đối thoại định kỳ được thực hiện ít nhất 01 lần trên 01 năm. Đối thoại cũng được thực hiện đột xuất nếu phát sinh vấn đề theo quy định. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với tổ chức đại diện người lao động để tổ chức đối thoại theo quy định.

–      Quy định về thành phần tham dự

Thành phần tham gia đối thoại được quy định tại khoản 3, Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bao gồm:

  • Bên người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần tham gia tùy theo điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thành phần tham gia tối thiểu là 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật.
  • Bên người lao động: Tổ chức đại diện người lao động sẽ lựa chọn số lượng, thành phần đại diện để tham gia đối thoại. Tuy nhiên số lượng người tham gia phải đảm bảo đúng và đủ theo quy định.
Đối thoại nơi làm việc 3
Thành phần tham gia đối thoại do các bên tự sắp xếp

–      Quy định về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức

Thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức đối thoại sẽ do hai bên thảo luận và sắp xếp. Trước ngày diễn ra chậm nhất 5 ngày, các bên phải gửi nội dung đối thoại cho nhau để nắm thông tin.

–      Quy định về điều kiện tiến hành đối thoại

Đối thoại nơi làm việc được tiến hành khi:

  • Bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp người đại diện không tham gia được thì phải ủy quyền cho người khác tham gia.
  • Bên người lao động phải có sự tham gia của trên 70% thành viên theo quy định.

Trong suốt quá trình đối thoại nội dung thảo luận phải được ghi chép đầy đủ thành biên bản. Biên bản đối thoại phải có chữ ký của người đại diện mỗi bên. Nội dung chính của đối thoại phải được công bố công khai tại nơi làm việc chậm nhất sau 3 ngày tổ chức đối thoại.

–      Quy định về xử phạt khi không tổ chức đối thoại

Đối thoại nơi làm việc là quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện hoặc vi phạm trong quá trình thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy từng hành vi.

Xem thêm:

Đối thoại nơi làm việc là cơ hội để chia sẻ, thảo luận thông tin và nói lên ý kiến, nguyện vọng của người lao động. Hi vọng những thông tin trên mà Vin Hr cung cấp sẽ giúp người lao động có được những hiểu biết về quy định đối thoại này.

3702864221

Quý công ty để lại thông tin liên hệ bên cạnh, Vin HR sẽ có chuyên viên liên hệ lại tư vấn cho quý khách hàng. thông tin sẽ được bảo mật hoàn toàn.

Hoặc quý khách có thể liên hệ vào số hotline: 093.494.7979  - 0909.965.977

Email: tuvandichvu@vinhrgroup.com

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    zalo-icon
    0909965977