Thuế 10 khi thử việc là vấn đề được người lao động rất quan tâm. Thông thường chỉ những người lao động có mức thu nhập cao vượt qua mức giảm trừ mới cần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hay thuế 10. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người lao động thử việc vẫn bị khấu trừ mức thuế này. Vậy điều này có đúng không? Cách tính thuế 10 khi thử việc như thế nào? Tham khảo nội dung dưới đây nhé.
Nội dung chính
Thử việc có bắt buộc phải khấu trừ thuế 10%?
Theo quy định của pháp luật thì thử việc vẫn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay thuế 10%. Quy định cụ thể được nêu tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
“1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
…
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
….”
Ngoài ra trong khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) đã quy định cụ thể về tiền công, tiền lương như sau:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, ….”
Như vậy, căn cứ theo các điều khoản của luật người sử dụng lao động có quyền khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Thuế này được khấu trừ từ tiền lương, tiền công trước khi trả cho người lao động. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bắt buộc phải khấu trừ thuế. Người lao động cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến việc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân để tránh bị người sử dụng lao động khấu trừ không hợp lý.
Cách để không phải khấu trừ thuế khi thử việc
Để tạm thời không phải khấu trừ thuế 10 khi thử việc, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Các điều kiện này được quy định tại điểm I, khoản 1 Điều 25 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
- Cá nhân cư trú không thực hiện ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc dưới 03 tháng
- Tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
- Cá nhân chỉ có duy nhất một mức thu nhập thuộc đối tượng khấu trừ thuế. Nếu người lao động làm ở 02 nơi trở lên thì sẽ không thuộc đối tượng này.
- Tổng mức thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh theo quy định không đến mức phải nộp thuế. Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay là từ 132 triệu đồng/năm trở xuống đối với cá nhân.
- Phải có mã số thuế tại thời điểm ký bản cam kết mức thu nhập chưa đến mức chịu thuế.
Đối với các trường hợp đủ điều kiện người lao động sẽ ký bản cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN. Biểu mẫu này ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Người sử dụng lao động sẽ gửi bản cam kết này tới cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ cập nhập thông tin miễn giảm cho người lao động.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Đối với người lao động đủ điều kiện tính thuế thu nhập cá nhân thì sẽ thực hiện tính theo quy định pháp luật. Người lao động cần xác định mình thuộc đối tượng nào trước khi tính thuế. Mỗi trường hợp sẽ có cách tính thuế riêng.
Trường hợp 1: Áp dụng đối với người lao động chính thức
Đây là các cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập chính từ các khoản tiền lương, tiền công.
Công thức tính thuế được áp dụng như sau:
(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.
(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.
Thuế suất áp dụng thông thường là 10%. Trong một vài trường hợp khác thì mức thuế suất này có thể thay đổi. Các bước tính thuế được quy định cụ thể trong các điều khoản của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp 2: Áp dụng đối với người lao động thử việc hoặc không ký hợp đồng lao động
Đây là các cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
Trường hợp này thường áp dụng cho người lao động thử việc hoặc lao động thời vụ. Do đó đối với thuế 10 khi thử việc có thể nộp hoặc không tùy theo điều kiện được miễn thuế của người lao động. Nếu người lao động được miễn thuế cần phải làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN để xác nhận thông tin.
Xem thêm:
Tùy từng trường hợp người lao động sẽ khấu trừ hoặc không khấu trừ thuế 10 khi thử việc. Người lao động nên tìm hiểu kỹ thông tin về thuế thu nhập cá nhân để bảo vệ quyền lợi. Nếu người lao động đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp việc làm uy tín thì hãy liên hệ ngay với Vin HR. Đây là địa chỉ tin cậy kết nối doanh nghiệp và người lao động được đánh giá cao trên thị trường hiện nay.
3702864221
Quý công ty để lại thông tin liên hệ bên cạnh, Vin HR sẽ có chuyên viên liên hệ lại tư vấn cho quý khách hàng. thông tin sẽ được bảo mật hoàn toàn.
Hoặc quý khách có thể liên hệ vào số hotline: 093.494.7979 - 0909.965.977
Email: tuvandichvu@vinhrgroup.com
Bài viết liên quan: